Tiểu đường - Triệu chứng, phân loại và biến chứng

01/11/2013

Bệnh Tiểu đường, còn gọi là Đái tháo đường, hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao.

 

Theo thống kê của Liên đoàn Tiểu đường thế giới, tiểu đường đã cướp đi mạng sống của 4,6 triệu người mỗi năm. Nếu tính trung bình thì cứ 7 giây, trên thế giới lại có một người chết vì căn bệnh này.  Theo PGS.TS Tạ Văn Bình (Chủ tịch Hội Người giáo dục bệnh đái tháo đường Việt Nam): "Việt Nam không phải là quốc gia có tỷ lệ tiểu đường lớn nhất thế giới, nhưng bệnh tiểu đường ở Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới". Một thực tế cho thấy, những người mắc bệnh tiểu đường ở nước ta đang có xu hướng trẻ hóa, thường ở độ tuổi từ 30-65, thậm chí đã có bệnh nhân tiểu đường mới chỉ 9-10 tuổi.

Triệu chứng bệnh

Dù bệnh nguy hiểm là thế, nhưng thực tế lại có rất nhiều người thờ ơ với những triệu chứng bệnh, cho đến khi triệu chứng nặng phải nhập viện thì mới biết mình đã mắc bệnh. Do đó, khi gặp những triệu chứng dưới đây, bạn cần phải chú ý và nên kiểm tra lượng đường huyết trong cơ thể mình để xác định mình có mắc bệnh hay không:

  • Khát nước và đi tiểu nhiều lần
  • Thường thấy đói cồn cào
  • Giảm thị lực
  • Giảm cân nhanh
  • Thường thấy mệt mỏi, đau đầu
  • Vết thương ở chân, tay lâu lành

Tiểu đường: Triệu chứng, phân loại và biến chứng

Khát nước liên tục có thể là một triệu chứng của bệnh tiểu đường

Phân loại bệnh

1.  Đái tháo đường type 1

Loại bệnh tiểu đường này thường ảnh hưởng đến trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Trong Tiểu đường type 1, cơ thể không thể sản xuất insulin. Khi không có Insulin, tế bào sẽ không sử dụng được Glucose, do đó Glucose trong máu sẽ tăng rất cao. Bệnh nhân cần được tiêm insulin để sống.

2. Đái tháo đường type 2

Đây là loại tiểu đường thường gặp nhất. Thông thường, với bệnh Tiểu đường type 2, trong cơ thể vẫn còn sản xuất insulin, nhưng các tế bào không thể sử dụng nó. Điều này được gọi là đề kháng insulin. Theo thời gian, đường huyết sẽ tăng cao trong máu. Béo phì và ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Tiểu đường type 2.

3. Đái tháo đường thai kỳ

Đây là dạng tiểu đường xảy ra ở một số phụ nữ mang thai và chấm dứt sau khi sanh. Có thể gây ra các vấn đề trong quá trình mang thai. Phụ nữ bị Tiểu đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh Tiểu đường type 2 sau này.

Biến chứng

Tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe:

  • Biến chứng tim mạch: Tiểu đường làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quị, tai biến mạch máu não và mạch máu ngoại biên đưa đến đoạn chi.
  • Biến chứng mắt: Bệnh lý võng mạc do tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lào, giãm thị lực.
  • Biến chứng thận: là biến chứng mãn tính thường gặp của Tiểu đường, gây bệnh thận giai đoạn cuối, suy thận .Điều trị cần chạy thận nhân tạo hay thẩm phân phúc mạc để duy trì cuộc sống.
  • Biến chứng thần kinh: Biến chứng thần kinh ngoại biên do Tiểu đường gây mất cảm giác ở chân, tay hay dị cảm, tê, gây đau nhức…là nguy cơ của nhiễm trùng chân đưa đến đoạn chi.

Tầm soát phát hiện sớm bệnh tiểu đường do đó có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hại cho sức khỏe.

 

Tags : bệnh tiểu đường | benh tieu duong | máy đo đường huyết | may do duong huyet | que thử đường huyết | que thu duong huyet |

Kiến thức nổi bật

Sản phẩm nổi bật