Bệnh tiểu đường thai kỳ

14/11/2013

Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra khi cơ thể không thể chuyển hóa tinh bột hoặc đường thành năng lượng trong thời kỳ mang thai. Bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, ngay cả khi những người này chưa từng mắc bệnh tiểu đường trước đây

 

Tiểu đường thai kỳ xuất phát từ nguyên nhân thai phụ bị ảnh hưởng của các nội tiết thai kỳ như progesteron, estrogen, hpl (human placental lactogen). Một điều đáng mừng là tiểu đường thai kỳ sẽ chấm dứt ở người mẹ sau khi sinh con khoảng 6 tuần. Tuy nhiên nếu không phát hiện kịp tiểu đường thai kỳ để theo dõi sát sao thì cả mẹ và thai nhi đều có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe.

Những phụ nữ có nguy cơ cao nhất mắc tiểu đường thai kỳ là những người đang mắc bệnh tiểu đường hoặc đã từng mắc tiểu đường thai kỳ trong những lần mang thai trước đó. Những phụ nữ thừa cân, những phụ nữ từng sinh con trên 4kg, hoặc từng bị sản giật ở lần mang thai trước cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh cao.

Ngoài ra, những phụ nữ thuộc các nhóm sau cung có nhiều nguy cơ mắc bệnh:

- Những bà mẹ lớn tuổi (có khuynh hướng phát triển bệnh ĐTĐ do tuổi tác). 

- Những phụ nữ mắc bệnh huyết áp cao. 

- Những phụ nữ mà từng có trọng lượng “khủng” sau sinh (nặng hơn 4kg). 

- Những phụ nữ mà có cha/ mẹ hay anh/ chị em ruột từng phải tiêm insulin bổ sung.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng nhiều đến thai kỳ của cả mẹ và bé. Ảnh hưởng trên mẹ bao gồm: Sẩy thai, Nguy cơ tiền sản giật và sản giật tăng gấp 4 lần; nhiễm trùng dễ xảy ra và thường nặng hơn, nhất là viêm, bể thận; thai to dẫn đến sang chấn lúc sinh; tỉ lệ mổ lấy thai cao hơn, đồng nghĩa nguy cơ do phẫu thuật cũng tăng lên; dễ băng huyết sau sinh; tăng nguy cơ rối loạn tuần hoàn và hô hấp vì tỉ lệ thai to và đa ối tăng…

Tiểu đường thai kỳ-những điều cần biết

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần phải chú ý chế độ ăn uống

Đứa trẻ cũng đối mặt với nhiều nguy cơ khác, như: Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, tiểu đường về sau và thiểu năng tâm - thần kinh; thai to dễ bị sang chấn như gãy xương đòn, trật khớp vai; dễ suy hô hấp do insulin tăng cao làm kháng corticoids, dẫn đến giảm chế tiết surfactans, giảm sự trưởng thành của phổi; dễ bị rối loạn chuyển hóa sau sinh như hạ đường huyết, hạ canxi huyết, tỉ lệ tử vong chu sản tăng 2-5 lần…

Biện pháp điều trị đối với người bị tiểu đường thai kỳ gồm 3 khâu chính:  Chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc.

Người mẹ cần phải thực hiện chế độ ăn như những người bình thường mắc bệnh tiểu đường. Cần chú ý cân nặng trước và sau khi mang thai cho đến khi phát hiện ra bệnh để có định hướng dinh dưỡng phù hợp. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sỹ để đưa ra thực đơn hợp lý hỗ trợ điều trị.

Tập luyện đối với tiểu đường thai kỳ cần phải hết sức thận trọng. Trong quá trình tập luyện nếu có biểu hiện mệt mỏi thì phải nghỉ ngơi ngay lập tức. Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào cũng cần có sự thảo luận giữa bệnh nhân và thầy thuốc để lựa chọn hình thức và thời lượng tập luyện thích hợp nhất. Người phụ nữ tiểu đường thai kỳ có thể luyện tập ở mức trung bình. Trong tập luyện, người bệnh cần giữ nhịp tim không vượt quá 140 lần/phút, không nên để tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài và tránh tập luyện quá sức. Nên đi bộ hoặc bơi lội nếu có điều kiện.

Điều trị bằng thuốc thì phải tuyệt đối tuân theo phác đồ của bác sỹ, không được tự ý mua thuốc về uống để tránh tình trạng biến chứng cho thai nhi.

 

Tags : bệnh tiểu đường | benh tieu duong | máy đo đường huyết | may do duong huyet | que thử đường huyết | que thu duong huyet |

Sản phẩm nổi bật