Làm sao để phát hiện sớm ung thư gan ?

17/01/2014

Theo số liệu thống kê trên thế giới có trên 2 tỷ người nhiễm virus viêm gan B (HBV), trong đó có trên 350 triệu người bị viêm gan B mạn.

Theo PGS-TS Nguyễn Nghiêm Luật, chuyên gia hàng đầu về ngành hóa sinh cho biết “Các đột biến trên vùng BCP/CP của virus viêm gan B ở bệnh nhân viêm gan B mạn có liên quan đến xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan ở miền Bắc Việt Nam”. Vì thế, đây là bệnh có thể dẫn tới có thể dẫn tới các biến chứng như xơ gan hoặc ung thư biểu mô tế bào gan (HCC). 

Ung thư gan nguyên phát là nguyên nhân thứ ba gây tử vong trên thế giới do ung thư và ung thư biểu mô tế bào gan chiếm 85-90% trong số những ung thư gan này.

Vì tính nguy hiểm của nó nên việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là việc hết sức cần thiết ?

Vậy làm sao phát hiện sớm bệnh ?

Phương pháp xác định các đột biến tại vùng BCP/PC của virus viêm gan B ở bệnh nhân viêm gan B mạn giúp người bệnh biết được nguy cơ xơ gan và ung thư gan, từ đó có hướng điều trị kịp thời.

Trong khi đó, các nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy các đột biến trên vùng BCP/PC có liên quan một cách có ý nghĩa với nguy cơ tăng lên của xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan.

Một số nghiên cứu mới nhất của Thế giới công bố trong các năm 2011-2013 về các đột biến tại vùng BCP/PC đã chỉ ra rằng việc xác định số lượng, vị trí và sự kết hợp các đột biến này ở những bệnh nhân viêm gan vi rút mạn tính có ý rất nghĩa quan trọng trong việc đánh giá nguy cơ phát triển thành xơ gan và ung thư tế bào gan trong tương lai 5-10 năm tiếp theo.

Nếu lượng vi rút viêm gan B (HBV DNA) luôn ở mức >106 copies/mL thì sau khoảng 10 năm sẽ có 36,2% số bệnh nhân tiến triển thành xơ gan. Nếu bệnh nhân được điều trị và số lượng virus HBV DNA giảm xuống dưới ngưỡng phát hiện thì chỉ còn 4,5% số bệnh nhân bị xơ gan.

Tương tự, nếu HBV DNA luôn > 106copies/mL thì sau khoảng 10 năm sẽ có 15% số bệnh nhân tiến triển thành ung thư biểu mô tế bào gan. Nếu bệnh nhân được điều trị và số lượng virus HBV DNA giảm xuống dưới ngưỡng phát hiện thì chỉ còn 1,3% số bệnh nhân tiến triển thành ung thư biểu mô tế bào gan.

Về phương pháp xác định đột biến, PGS Luật cho biết: Huyết tương của 72 bệnh nhân nhiễm HBV mạn có HBsAg (+) tính và HBV DNA >105/mL được dùng để phát hiện các đột biến vùng BCP/PC của HBV.

HBV DNA được tách chiết và tinh sạch từ huyết tương. HBV DNA được xác định bằng những máy móc thiết bị hiện đại. Vùng BCP/PC được khuếch đại và giải trình tự gen .

Việc xác định các đột biến tại vùng BCP/PC có nguy cơ gây xơ gan và ung thư gan ở những bệnh nhân viêm gan mạn là rất hữu ích cho việc phân loại bệnh nhân nhiễm HBV có nguy cơ phát triển xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan trong tương lai.

Từ đó bệnh nhân phối hợp với bác sỹ để điều trị để giúp làm giảm nguy cơ xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan ở những bệnh nhân này đến mức thấp nhất.

Bên cạnh đó, theo PTS Nguyễn Nghiêm Luật, nguy cơ ung thư biểu mô tế bào phụ thuộc vào các yếu tố khác như người trên 35 tuổi dễ mắc bệnh hơn, ở nam giới nhiều hơn nữ giới, nhiễm aflatoxin B1, nghiện rượu, đái tháo đường, bệnh gan nhiễm mỡ không do alcol, nhiễm sắc tố sắt (hemochromatosis), tiền sử gia đình về ung thư biểu mô tế bào gan, kết quả xét nghiệm gen đột biến này rất có ý nghĩa trong việc ngăn chặn và phòng ngừa sớm bệnh ung thư gan và xơ gan ở người viêm gan B.

Tóm lại, việc xác định các đột biến tại vùng BCP/PC có nguy cơ gây xơ gan và ung thư gan ở những bệnh nhân viêm gan mạn là rất hữu ích cho việc phân loại bệnh nhân nhiễm HBV có nguy cơ phát triển xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan trong tương lai. Đây là một phát hiện đáng chú ý và mở ra nhiều kỳ vọng trong tương lai.

Mọi hình thức sao chép bài viết vui lòng ghi rõ nguồn MediUSA.vn

 

Sản phẩm nổi bật