Chế độ ăn cho người mắc bệnh tiểu đường

25/10/2013

Thực phẩm và dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong hỗ tợ điều trị bệnh tiểu đường. Vậy người mắc bệnh tiểu đường cần ăn uống như thế nào để hạn chế được lượng đường trong máu, ngăn chặn hoặc làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng?


Trong vài thập niên gần đây, bệnh tiểu đường đang ngày càng gia tăng ở khắp nơi trên thế giới. Vì vậy điều trị bệnh tiểu đường như thế nào cho hiệu quả đang là một mối quan tâm lớn của rất nhiều người. Trong điều trị thì chế độ ăn uống được xem là nền tảng cơ bản nhất cần phải được tuân thủ chặt chẽ. Bài viết này xin chia sẻ mộ số bí quyết ăn uống để hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả.

Thông thường, người mắc bệnh tiểu đường thường hay bị béo phì. Theo các bác sĩ, việc giảm cân hiệu quả đã là một phương pháp hữu hiệu để khống chế bệnh tiểu đường. Trong chế độ ăn giảm cân, người bệnh cần tăng cường lượng rau xanh, trái cây ít ngọt, thịt nạc thay cho cơm và các thức ăn chiên, quay; nên uống các loại nước trái cây, sữa đã lọc bỏ bơ, cà phê đen không đường... Tuy nhiên, luyện tập thể dục ở mức độ vừa phải (đi bộ, lao động hằng ngày, chạy xe đạp, bơi lội,...) cũng giúp hỗ trợ đáng kể trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

Đối với người bệnh có thể trạng bình thường, việc cần làm là xác định lượng calo cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của mình (2.000 calo cho người lao động nhiều, người bệnh suy kiệt, phụ nữ mang thai; khoảng 1.600 calo cho người làm việc nhẹ, người đang thực hiện giảm cân,...). Sau khi xác định được lượng calo phù hợp, người bệnh có thể linh hoạt điều chỉnh chế độ ăn của mình, không nhất nhiết phải theo công thức xưa nay mọi người vẫn làm : "Bỏ cơm ăn thịt", trong khi ăn quá nhiều chất đạm có thể dẫn đến suy thận hay gút. Như vậy, đối với cơm, ta có thể thay thế bằng xôi, bún, nui luộc, bánh phở, bánh canh, bánh cuốn, khoai lang, khoai mì, khoai môn, bánh mì, bánh chưng, mì ăn liền,..Điều quan trọng là bệnh nhân nên ăn uống giữ ổn định chất tinh bột trong các bữa ăn, không nên ăn quá nhiều.

Một chế độ ăn hợp lý gồm 4 nhóm thực phẩm: bột đường, đạm, chất béo, rau xanh và quả chín, vẫn cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng theo nhu cầu.

che-do-an-cho-nguoi-mac-benh-tieu-duong

Người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn uống đầy đủ năng lượng, không cần kiêng khem quá mức

Lượng thức ăn nên rải đều trong ngày, tránh ăn một lúc quá nhiều làm tăng đường huyết sau ăn. Một ngày có thể ăn 3 bữa chính, kèm theo 1-3 bữa phụ tùy theo điều kiện của bệnh nhân. Chú ý giữ giờ ăn theo lịch, không bỏ bữa, ngay cả khi mệt mỏi không muốn ăn.

- Tránh ăn hoặc uống các thực phẩm nhiều đường. Đường hấp thu nhanh như đường kính, đường mật ong, các loại mứt, quả chín khô, kẹo chocolate, nước ngọt.

- Ăn hạn chế các thực phẩm có nguồn gốc động vật, nhiều mỡ, nhất là phủ tạng động vật.

- Nên ăn thực phẩm có các chất béo tốt cho sức khỏe như: đậu phụ, vừng, hạt lạc, cá... Ăn dầu thực vật thay cho mỡ động vật, tốt nhất là ăn món trộn hoặc nếu xào thì cho dầu vào giai đoạn cuối để giữ được dầu sống. Hạn chế các món xào quá nhiều dầu mỡ hoặc món rán.

- Tránh ăn hoặc giảm lượng muối, gia vị đến mức thấp nhất vì người bệnh đái tháo đường thường kèm theo tăng huyết áp.

- Hạn chế thức uống có cồn, rượu bia

Ngoài ra, nên giữ tâm lý, tinh thần ổn định bằng các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga... cũng rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

 

Tags : bệnh tiểu đường | benh tieu duong | máy đo đường huyết | may do duong huyet | que thử đường huyết | que thu duong huyet |

Sản phẩm nổi bật