Bệnh xương khớp ở người già

09/11/2013

"Trái gió trở trời là lại mỏi lưng nhức gối"- Đó là lời than thở của không chỉ một người. Từ xưa đến nay, bệnh xương khớp đã, đang và sẽ luôn là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm và đáng nói là bệnh thường gặp ở người cao tuổi.

 

Bệnh xương khớp ở người già

Bệnh Xương khớp thường có 2 dạng: Thoái hóa khớp và viêm khớp

Viêm xương khớp là bệnh lý thuộc về khớp, ảnh hưởng của nó chủ yếu tác động đến sụn (mô trơn bao bọc các đầu xương của khớp)

Con người luôn luôn vận động cơ thể và trong hoạt động này thì hệ xương đóng vai trò chủ đạo. Khi cử động, các xương trượt qua nhau tạo thành các tư thế khác nhau. Hoạt động trượt này là nhờ sụn. Do đó sụn mạnh khỏe là điều rất cầ thiết để vận động cũng như giúp hoạt động được mềm mại hơn nhờ sụn có chức năng giảm sốc. 

Tuy nhiên, khi mắc bệnh về xương khớp, tức là tình trạng của sụn bị thay đổi, lớp trên của sụn bị vỡ và mòn đi. Điều này khiến cho các xương dưới sụn cọ xát vào nhau. Việc cọ xát gây đau, sưng và mất khả năng cử động khớp. Theo thời gian, khớp mất dần đi hình dạng ban đầu của nó. Ngoài ra, các gai xương cũng có thể phát triển trên các cạnh khớp. Các mảnh xương hoặc sụn có thể tróc ra và trôi nổi bên trong khoảng cách giữa hai đầu xương (joint space), gây đau đớn và thương tổn nhiều hơn.

 

Tại sao người già thường mắc bệnh xương khớp?

Thông thường, bệnh xương khớp có nguyên nhân từ việc vận động sai tư thế hoặc phải làm việc quá lâu ở một tư thế. Ở người già, bệnh xương khớp có phần phổ biến là do tuổi tác. Đó là hiện tượng khớp bị lão hóa theo thời gian. Khi sụn khớp bị lão hóa sẽ trở nên sần sùi, mất độ trơn nhẵn, lớp sụn ngày càng mỏng đi, giảm đàn hồi, khô và nứt nẻ, mòn, khuyết…để trơ lại lớp xương ở bên dưới. Đồng thời, lượng dịch nhầy (dịch khớp) - có tác dụng bôi trơn các đầu khớp xương và sụn cũng dần cạn kiệt. Điều này khiến những khớp xương hoạt động không “trơn tru” và phát ra tiếng kêu… đó chính là nguyên nhân của những cơn đau ở người thoái hóa.

Điều này không có gì phải ngạc nhiên. Vì khi tuổi già đến, ở những người thuộc nhóm này diễn ra quá trình thoái hóa toàn bộ cơ thể, lẽ dĩ nhiên sự lão hóa của bộ máy vận động (cơ xương khớp) là điều khó tránh khỏi. Vì đây chính là một trong những bộ máy hoạt động nhiều nhất của cơ thể.

Đau nhức, tê buốt khi đi lại, vận động; đau khi thay đổi tư thế, mang vác vật nặng, thậm chí cúi xuống, đứng lên… đều đau; cảm giác cứng khớp, co, duỗi, đi lại khó khăn… là những biểu hiện đặc trưng ở các bệnh nhân bị thoái hoá khớp khi tuổi già.

Bệnh xương khớp ở người già

Quá trình thoái hóa khớp ở người cao tuổi

Điều đặc biệt ở người già bị bệnh xương khớp đó là bệnh thường trở nặng và gây đau nhức khi thời tiết trở lạnh. Vậy tại sao khi trời lạnh người thoái hóa khớp lại đau khớp nặng hơn? Theo các chuyên gia y tế, thời tiết giá buốt là nguyên nhân làm cho độ kết dính niêm dịch khớp tăng lên, gây trở ngại cho các hoạt động của khớp, khiến người bệnh thấy đau nhức hơn.

Do đó khi trời lạnh, người cao tuổi cần phải mặc đủ ấm để bảo vệ cơ thể, tránh tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh, không lao động quá sức...; giảm hoạt động và áp lực cho khớp bằng cách dùng gậy chống, vịn tay. Đồng thời, phải chú ý bổ sung đầy đủ protein và các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, D; ăn nhiều thực phẩm giàu can-xi như sữa, chế phẩm từ đậu, tránh ăn các thực phẩm đông lạnh..

Vitamin C và sữa rất tốt cho người cao tuổi trong hỗ trợ xương khớp chắc khỏe 

 

Người cao tuổi khi bị bệnh xương khớp cũng cần giữ tinh thần lạc quan, thái độ tích cực để điều trị bệnh hiệu quả hơn. Cần phải nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình và đưa ra hướng trị liệu thích hợp.

Lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe là người cao tuổi mắc thoái hóa khớp nên tập thể dục nhẹ nhàng, mát-xa, thư giãn, dùng phương pháp vật lý trị liệu... để cải thiện chức năng vận động khớp. Nên cân bằng giữa hoạt động nghỉ nghơi, cộng với đời sống tinh thần khỏe mạnh, phát triển tốt các mối quan hệ gia đình bạn bè... để có sức mạnh bước qua các cung bậc "sinh-lão-bệnh-tử" của cuộc đời.

Sản phẩm nổi bật