Ung thư cổ tử cung có liên quan gì đến HPV ?

30/10/2013

Theo ước tính, cứ trung bình mỗi 2 phút là có 1 phụ nữ bị chẩn đoán mắc bệnh Ung thư cổ tử cung. Việc tầm soát phát hiện bệnh sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn 100%, tuy nhiên do có nhiều sai lầm trong nhận định về bệnh mà tỉ lệ tử vong vì bệnh ngày càng tăng cao

 

Là căn bệnh ung thư phổ biến, gây tỉ lệ tử vong cao chỉ đứng sau ung thư vú và ung thư trực tràng, Ung thư cổ tử cung đang dần trở thành nỗi lo của không ít chị em phụ nữ. Theo ước tính trung bình, trên toàn thế giới, hàng năm có khoảng 530.232 trường hợp mắc mới ung thư cổ tử cung được chẩn đoán, chiếm 8.8% các trường hợp ung thư ở phụ nữ, và khoảng 275.008 phụ nữ (51.9%) chết vì ung thư cổ tử cung [theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO]. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng trên 5.000 trường hợp mắc mới và trên 2.000 trường hợp tử vong do ung thư cổ tử cung.

Một vấn đề đáng nói là, ung thư cổ tử cung có nguồn căn từ bệnh viêm nhiễm HPV. Tuy nhiên, đại đa số phụ nữ lại tỏ ra coi thường (hoặc có rất ít kiến thức) về căn bệnh rất thông thường này. Họ thường bỏ qua các triệu chứng bệnh, để rồi khi ung thư tái phát ra bên ngoài, lúc này mới hối hả trị bệnh thì đã quá muộn.

Vậy, HPV là gì?

 

Ung thư cổ tử cung có liên quan gì đến HPV ?

HPV gây tình trạng u nhú ở bộ phận sinh dục.

HPV là tất cả các virut lây bệnh qua đường tình dục. Chúng gây nên triệu chứng gây u nhú ở bộ phận sinh dục người. Đây là dạng nhiễm trùng phổ biến nhất, lây thường xuyên nhất khi quan hệ tình dục bằng âm đạo và hậu môn, cũng có thể lây qua quan hệ bằng miệng khi tiếp xúc với bộ phận sinh dục hoặc lây qua tình dục đồng tính.

Triệu chứng phổ biến nhất của HPV là gây mụn cóc sinh dục (u nhú). Mụn cóc có thể xuất hiện trong vòng vài tuần hoặc vài tháng sau khi nhiễm HPV. Ung thư thường mất nhiều năm để phát triển sau khi nhiễm HPV. Như vậy, nếu tầm soát sớm bệnh HPV, phụ nữ hoàn toàn có thể ngăn chặn được tình trạng ung thư cổ tử cung.

HPV gây ung thư cổ tử cung bằng cách nào?

Ung thư cổ tử cung không xảy ra đột ngột mà âm thầm trải qua các giai đoạn từ lúc nhiễm HPV, gây nên những biến đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung, các tổn thương tiền ung thư rồi đến ung thư, kéo dài trung bình từ 10 – 15 năm. Đặc biệt giai đoạn tiền ung thư hầu như không có triệu chứng gì, do đó chị em không thể nhận biết mình mắc bệnh nếu không đi khám phụ khoa. Khi đã ở những giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể có những biểu hiện như ra huyết trắng có mùi hôi, có lẫn máu, chảy máu âm đạo sau giao hợp hoặc sau khi làm việc nặng dù không đang ở chu kỳ kinh nguyệt. Nặng hơn có thể chảy dịch có lẫn máu ở âm đạo, kèm theo đau bụng, lưng, vùng chậu và chân. Nếu chị em thấy mình có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên thì hãy đến gặp bác sĩ ngay. Không nên coi thường và bỏ qua những triệu chứng này. Khi các triệu chứng bị bỏ qua thì ung thư sẽ có thời gian để tiến triển đến những giai đoạn muộn hơn và việc điều trị sẽ càng khó khăn.

Phương pháp hữu hiệu để phòng ngừa?

Tầm soát phát hiện bệnh sớm kể từ khi bị viêm nhiễm HPV được coi là phương pháp hữu hiệu nhất. Khi đó, bạn có thể trị khỏi dứt điểm HPV, và do đó nguyên nhân gây ung thư đã bị đẩy lùi. Bạn có thể đi khám phụ khoa định kỳ 2 lần/ năm, sử dụng các que thử đo độ viêm nhiễm phụ khoa....

Tin tức nổi bật

Chủ đề HOT

Bệnh Ung Thư Tuyến Tiền Liệt Cảm - Xốt - Ho Covid Bệnh Ung Thư Gan Bệnh HIV Bệnh ung thư đại trực tràng Bệnh Huyết Áp Xương Khớp Sức khỏe tim mạch Bệnh Tiểu Đường Viêm Gan C Viêm Gan B Viêm Gan A Vitamin và Khoáng Chất

Sản phẩm nổi bật