Làm gì khi bị nhiễm viêm gan B?

24/10/2013

Khi phát hiện mình bị nhiễm siêu vi viêm gan B, trước tiên là bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ về quá trình theo dõi và điều trị. Ngoài ra thay đổi lối sống cũng có thể một phần giúp bạn kiểm soát được viêm gan B vì một lối sống lành mạnh cũng giúp bảo vệ gan của bạn và ngăn ngừa sự tiến triển đến xơ gan

 

Viêm gan siêu vi B là một số dạng bệnh viêm gan do virus viêm gan siêu vi B gây ra, truyền nhiễm theo đường máu và sinh dục lây đến gần 1 phần 3 dân số trên toàn thế giới, nhiều nhất tại các nước đang phát triển.

Viêm gan siêu vi B nếu không được chữa trị kiểm soát kịp thời sẽ dẫn đến viêm gan cấp tính hoặc mạn tính, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe như xơ gan, ung thư gan, 1 số trường hợp có thể tử vong.

Việc cần làm là bạn nên kiểm tra gan định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc có thể làm xét nghiệm viêm gan để theo dõi được tình trạng gan của mình. Vì viêm gan B là bệnh rất phổ biến ở Việt Nam nên nguy cơ mắc bệnh của chúng ta là rất cao. Khi phát hiện mình bị nhiễm bệnh, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ điều trị của bác sĩ, đồng thời thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt của mình để kiểm soát bệnh tốt hơn.

Lời khuyên dành cho những người mắc bệnh viêm gan siêu vi B:

1.   Chế độ ăn

Thông thường thì người mắc bệnh viêm gan B vẫn có thể ăn uống bình thường không cần kiêng khem quá mức. Một chế độ ăn hợp lý nên chứa vừa đủ chất dinh dưỡng và năng lượng thiết yếu, đa dạng đủ chất đạm, hạn chế chất béo và uống nhiều nước. Nếu bạn đã chuyển sang xơ gan,  nên giảm muối trong chế độ ăn của mình.

2.  Bỏ thuốc lá và rượu.

Nếu bạn uống rượu và hút thuốc lá khi bị viêm gan thì chỉ khiến tình trạng gan tồi tệ hơn mà thôi. Gan sẽ hấp thu độc tố từ thuốc lá và rượu, từ đó quá trình xơ gan và ung thư gan sẽ chuyển biến nhanh hơn

3.   Vận động.

Tập luyện thể thao thường xuyên không làm cho siêu vi B biến mất nhưng nó là cần thiết để giữ gìn sức khỏe và tăng đề kháng cho cơ thể. Nhiều người nhờ chế độ ăn uống và tập luyện thể thao mà có thể kìm hãm sự bộc phát của siêu vi B ra bên ngoài, nhờ đó vẫn sống khỏe mạnh bình thường.

Làm gì khi bị nhiễm viêm gan BLàm gì khi bị nhiễm viêm gan B

Ăn uống đủ chất và rèn luyện thân thể để chung sống hòa bình với viêm gan B

4.   Thận trọng khi điều trị với các thuốc và các loại thảo mộc vì một số trong các chất này được chuyển hoá tại gan, nếu sử dụng sẽ làm tăng gánh nặng cho gan của khi còn phải đối phó với nhiễm siêu vi viêm gan B. Cần lưu ý các thuốc kháng viêm không chứa steroid, acetaminophen và các thuốc từ thảo mộc có thể gây độc cho gan vì vậy khi cần sử dụng phải hỏi ý kiến của thầy thuốc

5.    Phòng tránh lây nhiễm  

Khi được phát hiện bị nhiễm siêu vi viêm gan B nguy cơ lây nhiễm cho những người chung quanh nhất là  người thân cũng là mối quan tâm cần thiết. Trước hết những người thân như cha mẹ, anh em ruột, vợ chồng, con cái cần được xét nghiệm để tầm soát có bị nhiễm siêu vi viêm gan B chưa.

 Phụ nữ mang thai có nhiễm  siêu vi viêm gan B với HBe dương tính có nguy cơ lây nhiễm cho trẽ khi sinh là 90% vì vậy cần phải được xét nghiệm HBsAg khi có thai và nếu bà mẹ bị nhiễm cần được đến Bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị phòng ngừa lây nhiễm và chích ngừa cho trẻ sơ sinh tropng vòng 24 giờ đầu dau sinh.

  Nếu chưa bị nhiễm tốt nhất nên được chủng ngừa vaccin. Người mang mầm bệnh cần có biện pháp đề phòng như không dùng chung các vật dụng cá nhân có nguy cơ lây nhiễm như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ cắt móng tay…; tránh làm vây máu khi bi vết thương, hãy lau sạch máu bằng thuốc sát trùng. Nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.

Khi biết mình bị nhiễm siêu vi viêm gan B có thể bạn sẽ mang tâm trạng lo lắng nhiều, thường bị áp lực về tâm lý, tốt nhất nên gặp và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn  chọn lựa  cách điều trị nào tốt nhất để bảo vệ gan của bạn.

 

Tags : viêm gan B | viem gan B | bệnh viêm gan B | benh viem gan B

Tin tức nổi bật

Chủ đề HOT

Bệnh Ung Thư Tuyến Tiền Liệt Cảm - Xốt - Ho Covid Bệnh Ung Thư Gan Bệnh HIV Bệnh ung thư đại trực tràng Bệnh Huyết Áp Xương Khớp Sức khỏe tim mạch Bệnh Tiểu Đường Viêm Gan C Viêm Gan B Viêm Gan A Vitamin và Khoáng Chất

Sản phẩm nổi bật