Kế hoạch ăn uống khoa học cho người bị gout

10/01/2016

Bạn đã có trong tay một kế hoạch ăn kiêng đúng đắn và đảm bảo cho bản thân hạn chế tối đa các triệu chứng và tổn thương mà gout mang lại chưa?

Ăn uống dư thừa cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng gout trở nên nặng nề hơn

Ăn uống dư thừa và sử dụng những thực phẩm không phù hợp với tình trạng của cơ thể chính là nguyên nhân khiến bệnh gout trở nên nặng nề hơn. Có thể bạn đã quá quen với việc ăn uống thả ga những loại thực phẩm bổ dưỡng, mà rất ít khi quan tâm đến thành phần và các chất có trong thực phẩm mà mình ăn hàng ngày. Với các bệnh nhân gout việc ăn gì, uống gì để hạn chế tối đa việc làm tích lũy thêm vào cơ thể 1 lượng lớn purine trong máu và tránh ứ đọng axit uric nơi các khớp xương là điều rất quan trọng. 

Vậy chế độ ăn kiêng dành cho người bệnh gout như thế nào?

Vậy chế độ ăn kiêng dành cho người bệnh gout như thế nào? Nên ăn những loại thực phẩm nào tốt cho bệnh gout? Có khắc khổ lắm không? Câu trả lời là không bạn nhé! Chế độ ăn uống được gợi ý bên dưới đây khá đơn giản, tuy không thể chữa khỏi hẳn bệnh gout nhưng sẽ giúp bạn giảm bớt sự đau đớn do bệnh mang lại và tránh được một số căn bệnh mãn tính kèm theo.

 Bỏ hoặc hạn chế ngay việc uống rượu bia

Uống nhiều bia rượu sẽ gây tăng axit uric, nguyên nhân bệnh gout rất cao

Uống nhiều bia rượu sẽ gây cản trở cho việc đào thải và loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể. Từ đó các axit uric càng có cơ hội tích lũy nhiều hơn, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Bỏ hoặc hạn chế ngay việc uống rượu bia

Đặc biệt, bia vốn là thực phẩm giàu purine và còn làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu. Vì thế, nếu bạn đang bị bệnh gout, hãy tránh xa tất cả các loại thức uống có cồn, đặc biệt là bia thì nên từ bỏ ngay. 

Hãy uống phù hợp và chừng mực bạn nhé!

Còn nếu bạn may mắn không mắc căn bệnh này, cũng chỉ nên thỉnh thoảng uống đồ uống có cồn, tối đa 2 ly rượu vang hoặc tối đa 50ml rượu gạo và 1 – 2 ly bia trong 1 cuộc hẹn hay trong việc làm ăn bắt buộc phải uống bạn nhé!

 Hạn chế thịt gia súc, gia cầm và cá

Hạn chế thịt gia súc, gia cầm và cá

Chúng ta nên hạn chế tối đa các loại thức ăn chứa hàm lượng purine cao như nội tạng động vật (gan, thận, lá lách), thịt nai, thỏ và giảm dùng các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt cừu). 

Cá thì bạn nên hạn chế tối đa ăn cá trích, cá cơm, cá thu, cá mòi, cá cơm. Giảm ăn hải sản như cá thu, tôm, sò điệp sẽ là việc rất tốt.

Tốt nhất, bạn chỉ nên ăn thịt nạc khoảng 113 – 170g thịt gia súc (nên chọn thịt bò), gia cầm (nên chọn thịt gà, vịt).

 Giảm bớt các loại thực phẩm nhiều chất béo

Giảm bớt các loại thực phẩm nhiều chất béo

Nếu bạn đang mắc bệnh gout và thừa cân hay béo phì, hãy cố gắng giảm cân dần dần, không nên giảm quá đột ngột vì sẽ khiến bệnh gout trở nên nặng hơn.

Ăn nhiều rau củ quả xanh chứa ít hàm lượng purine sẽ rất tốt cho cơ thể

Chất béo bão hòa có khả năng làm giảm và loại bỏ axit uric của cơ thể. Hãy nhớ rằng một khẩu phần ăn giàu chất béo sẽ khiến bạn có nguy cơ bị béo phì và đương nhiên sẽ có nguy cơ cao dẫn đến bệnh gout. Vì thế những thực phẩm giàu chất xơ (rau xanh, hoa quả, trái cây) và chứa ít hàm purine sẽ là lựa chọn tối ưu dành cho bạn. Bên cạnh đó nên chọn ăn các sản phẩm từ sữa ít/ không béo.

 Hạn chế đồ ngọt

Hạn chế đồ ngọt

Tránh ăn các thực phẩm quá ngọt chứa fructose như siro, bánh kem, kẹo, nước ngọt, nước trái cây đóng hộp. Vì fructose sẽ làm gia tăng hàm lượng axit uric trong máu. Nước trái cây rất tốt cho sức khỏe, nên thay vì chọn nước trái cây pha sẵn đóng hộp làm mất khá nhiều chất dinh dưỡng, hãy uống 1 ly nước ép trái cây tươi, ít đường; vừa cung cấp được trọn vẹn hàm lượng vitamin và ít tạo nên chất fructose xấu.

 Uống nhiều nước hơn bình thường

Mỗi ngày bạn nên uống từ 8 – 16 ly (ly 250ml) bạn nhé!

Việc uống nhiều nước lọc hằng ngày sẽ là điều kiện tuyệt vời cho việc đào thải axit uric ra khỏi cơ thể qua đường tiểu. Mỗi ngày bạn nên uống từ 8 – 16 ly (ly 250ml) bạn nhé! 

Ăn uống và sinh hoạt đúng cách sẽ giúp cả gia đình bạn luôn khỏe mạnh và giảm thiểu tối đa biến chứng của gout

Với những kinh nghiệm về ăn uống trên hy vọng có thể giúp bạn lập ra một kế hoạch ăn uống thật khoa học và phù hợp cho tình trạng bệnh gout của mình. Còn với những bạn may mắn khi không phải “sống chung” với gout cũng nên áp dụng để phòng ngừa bệnh cho chính bản thân và những người thân xung quanh chúng ta.  rang su phu my hung

Tin tức nổi bật

Chủ đề HOT

Bệnh Ung Thư Tuyến Tiền Liệt Cảm - Xốt - Ho Covid Bệnh Ung Thư Gan Bệnh HIV Bệnh ung thư đại trực tràng Bệnh Huyết Áp Xương Khớp Sức khỏe tim mạch Bệnh Tiểu Đường Viêm Gan C Viêm Gan B Viêm Gan A Vitamin và Khoáng Chất

Sản phẩm nổi bật