Đường huyết và những điều có thể bạn chưa biết

23/10/2013

Tăng đường huyết nếu không được kiểm soát tốt, dễ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như toan xê tôn tiểu đường, hội chứng tiểu đường tăng thẩm thấu và hôn mê, gây xơ vữa mạch máu, chai não, thoái hóa võng mạc, viêm thận,hoại tử mô mềm. dị ứng.. và thậm chí gây ung thư

 

Đường huyết là nồng độ của glucose trong máu. Cũng như các cơ quan khác trong cơ thể, não sử dụng glucose như một nguồn năng lượng chính. Một phần nhỏ glucose được lấy từ glycogen chứa trong các tế bào hình sao nhưng lượng glycogen này chỉ đủ dùng trong vài phút. Phần lớn glucose được lấy từ máu và khi tình trạng đường huyết không ổn định sẽ dẫn đến những bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hạ đường huyết là khi nồng độ glucose trong máu quá thấp, lúc này, cơ thể tăng sản xuất các hoóc môn làm tăng đường huyết như adrenaline, glucargon theo cơ chế tự bảo vệ. Sự gia tăng các hóc môn này gây nên các triệu chứng kinh điển của hạ đường huyết như cảm giác cồn cào, mạch nhanh, da tái lạnh, bủn rủn chân tay… nếu lượng đường trong máu giảm đến cực tiểu sẽ gây các triệu chứng về thần kinh và có thể gây hôn mê sâu, tử vong nếu chủ quan không điều trị.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng hạ đường huyết, ví dụ như:

+ Dùng quá liều insulin (đối với bệnh nhân đái tháo đường).

+ Bỏ bữa hay ăn muộn.

+ Phải làm việc mệt nhọc hay tập luyện thể lực quá nhiều.

+ Đang đau ốm, uống rượu lúc đói….

Tăng đường huyết là khi có quá nhiều glucose trong máu, phản ánh sự dư thừa của các mô trong cơ thể. Theo tổ chức y tế thế giới, nếu đường huyết lúc đói lớn hơn hoặc bằng 1,26g/l là có tăng đường huyết.

Tăng đường huyết thường xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường, nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây ra các triệu chứng, chẳng hạn như đi tiểu tăng lên, khát và mệt mỏi khi nồng độ glucose được nâng lên đáng kể. Nếu không chữa trị, tăng đường huyết có thể trở nên trầm trọng và dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như toan xê tôn tiểu đường, hội chứng tiểu đường tăng thẩm thấu và hôn mê, gây xơ vữa mạch máu, chai não, thoái hóa võng mạc, viêm thận, hoại tử mô mềm. dị ứng.. và thậm chí gây ung thư.

Nếu tăng đường huyết kéo dài, ngay cả khi không nặng có thể dẫn đến biến chứng bệnh tiểu đường liên quan ảnh hưởng đến mắt, thận, thần kinh và tim. Theo hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) mức đường huyết án toàn là: Trước bữa ăn: 90-130mg/dl. Sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl. Trước lúc đi ngủ:110-150mg/dl. Tùy theo lứa tuổi, giai đoạn bệnh, mức độ các biến chứng... mà mức đường huyết an toàn của mỗi người bệnh có thể khác nhau nhưng không nhiều.

Vậy, thế nào để đảm bảo đường huyết an toàn? Thực ra là không có câu trả lời, tùy theo độ tuổi, lối sống, mỗi người sẽ có một chỉ số đường huyết khác nhau. Do đó, thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu với một máy đo đường huyết là cách tốt nhất để đảm bảo rằng kế hoạch điều trị giữ lượng đường trong máu nằm trong phạm vi mục tiêu. Cũng như có những cảnh báo kịp thời giúp bạn và gia đình quyết định đến gõ cửa bác sĩ, tránh những điều đáng tiếc xảy ra chỉ vì chủ quan về sức khỏe của mình.

 

Tags : bệnh tiểu đường | benh tieu duong | máy đo đường huyết | may do duong huyet | que thử đường huyết | que thu duong huyet |

Tin tức nổi bật

Chủ đề HOT

Bệnh Ung Thư Tuyến Tiền Liệt Cảm - Xốt - Ho Covid Bệnh Ung Thư Gan Bệnh HIV Bệnh ung thư đại trực tràng Bệnh Huyết Áp Xương Khớp Sức khỏe tim mạch Bệnh Tiểu Đường Viêm Gan C Viêm Gan B Viêm Gan A Vitamin và Khoáng Chất

Sản phẩm nổi bật