CHỈ SỐ TIỂU ĐƯỜNG BAO NHIÊU LÀ NGUY HIỂM VÀ CÁCH KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT

16/09/2024

Chỉ số đường huyết tăng hay giảm đột ngột đều có thể gây ra những vấn đề không tốt cho sức khỏe. Vì thế, tìm hiểu để biết được chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm sẽ giúp bạn chủ động quản lý đúng cách để bảo vệ chính mình.

1. Về bệnh tiểu đường và chỉ số tiểu đường

Tiểu đường đặc trưng bởi tình trạng tăng lượng đường huyết mạn tính do thiếu insulin. Vì thế, đối với người mắc bệnh lý này thì việc kiểm soát ổn định chỉ số đường huyết là rất cần thiết.

 

Ổn định chỉ số đường huyết có vai trò quan trọng đối với sự khỏe mạnh của cơ thể

Chỉ số tiểu đường là thut ng dùng để ch nng độ đường huyết tính bng mmol/l (mg/dl). Đây là ch s thay đổi tng phút, tng ngày, nht là khi có sự tham gia của hoạt động ăn uống.

Đường huyết của mỗi người có sự khác biệt vào các thời điểm: khi đói, sau ăn, trước khi đi ngủ. Dù chỉ số này quá thấp hay quá cao thì đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Bác sĩ sẽ căn cứ vào chỉ số này để chẩn đoán xác định tiểu đường.

2. Chỉ số tiểu đường bình thường là bao nhiêu?

Trước khi tìm hiểu chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm bạn cần biết được ngưỡng bình thường của nó. Lượng đường huyết trong cơ thể được chuyển hóa từ thực phẩm dung nạp hàng ngày và là nguồn năng lượng chính để nuôi cơ thể. Để đảm bảo năng lượng duy trì hoạt động sống thường ngày thì cơ thể cần một lượng glucose nằm trong mức giới hạn cho phép:

- Đường huyết khi đói: 90 - 130 mg/dl (5.0  - 7.2 mmol/l).

- Đường huyết sau ăn 1 - 2 giờ: < 180 mg/dl (< 10 .0 mmol/l).

- Đường huyết trước khi đi ngủ: 100 - 150 mg/l (6 .0 - 8.3 mmol/l).

3. Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm? Nguy hiểm như thế nào?

3.1. Chỉ số tiểu đường bao nhiêu được xem là nguy hiểm?

Đối với người mắc tiểu đường, theo dõi chỉ số đường huyết là vic cn thiết để đảm bo an toàn cho sc khe. Biết được ch s tiu đường bao nhiêu là nguy him s giúp người bnh ch động kim soát đường huyết mc cho phép để tránh các biến chứng không đáng có.

 

 

Chỉ số tiểu đường tăng cảnh báo nguy hiểm trong các trường hợp:

- Chỉ số tiểu đường khi đói: 126mg/dl (7mmol/l) chng t mt người đã b tiu đường và cn có bin pháp điu tr t bác sĩ chuyên khoa.

- Chỉ số tiểu đường khi đói: 110 - 126 mg/dl (6.1 - 7 .0 mmol/l) chng t mt người đang b ri lon đường huyết khi đói (tiền tiểu đường). Trường hợp này cũng cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn phương pháp để điều chỉnh đường huyết về mức ổn định để tránh tiến triển sang giai đoạn tiểu đường trong tương lai.

- Chỉ số tiểu đường được đo lại khi đói so với kết quả của 2 lần đo trước: < 110mg/dl (6.1mmol/l): nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có phương án khắc phục hiệu quả.

3.2. Mức độ nguy hiểm khi chỉ số tiểu đường tăng cao

Khi đã biết chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm thì mỗi cá nhân nên có biện pháp phòng ngừa để kiểm soát ổn định chỉ số này. Nếu để chỉ số tiểu đường rơi vào ngưỡng nguy hiểm thì cơ thể sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy như:

- Hạ đường huyết kéo dài: giảm thị lực, giảm trí nhớ, tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, chết não và nặng nhất có thể dẫn đến tử vong.

- Tăng đường huyết thường xuyên: xơ vữa mạch máu, tăng áp lực thẩm thấu, nhiễm toan ceton,... gây biến chứng tại thận, hệ thần kinh, tim mạch,... và đe dọa trực tiếp đến sự sống.

Chính vì vậy, việc kiểm soát chỉ số tiểu đường là điều kiện cần thiết để ngăn chặn những ảnh hưởng hệ lụy này.

4. Chỉ số tiểu đường tăng, nguyên nhân do đâu?

Chỉ số tiểu đường tăng đột ngột là do sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Một trong số đó là lối sống không lành mạnh, đặc biệt là thói quen ăn uống không cân đối và vận động ít. Thừa cân và béo phì cũng góp phần gia tăng mức đường huyết.

Ngoài ra, yếu tố gen di truyền cũng được xem là nguyên nhân khiến cho chỉ số đường huyết tăng cao. Nếu mt người sinh ra trong gia đình có người thân mc bệnh tiểu đường thì người đó s có nguy cơ cao đối vi bnh lý này.

Cuối cùng, chỉ số tiểu đường tăng còn là hệ lụy của sự gia tăng cholesterol, huyết áp, tuổi tác,... Nhận thức được những nguyên nhân gây tăng chỉ số tiểu đường sẽ giúp mỗi cá nhân tìm ra phương án duy trì mức đường huyết ổn định, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

5. Cách kiểm soát chỉ số tiểu đường

Để không phải rơi vào tình thế lo lắng chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm thì cần quản lý chỉ số này ổn định bằng cách:

 

- Hạn chế ăn đồ ăn nhiều đường, tăng cường chất xơ từ rau củ và ngũ cốc nguyên hạt, ưu tiên các loại thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin. 

- Kiểm soát khẩu phần ăn và duy trì cân nặng ổn định.

- Tập thể dục đều đặn để cải thiện sức khỏe tim mạch và kiểm soát chỉ số đường huyết.

- Theo dõi ch s đường huyết định k để kp thi phát hiện dấu hiệu bất thường.

- Người bị bệnh tiểu đường cần tuân thủ hướng dẫn điều trị từ bác sĩ và theo dõi định kỳ chỉ số tiểu đường để đảm bảo kiểm soát hiệu quả.

- Hạn chế thuốc lá và bia rượu.

- Đảm bảo đủ giấc ngủ và duy trì thói quen sinh hoạt hợp lý.

Những trường hợp đang trong nhóm có nguy cơ cao đối với tăng hay hạ chỉ số tiểu đường được khuyến nghị nên tầm soát định kỳ để biết cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, can thiệp y tế khi cần thiết.

Có thể kiểm tra đường huyết ở nhà 1 cách linh động với máy đường huyết tự động MediUSA GM330Max

Nguồn tham khảo: medlatec.vn

Tin tức nổi bật

Chủ đề HOT

Bệnh Ung Thư Tuyến Tiền Liệt Cảm - Xốt - Ho Covid Bệnh Ung Thư Gan Bệnh HIV Bệnh ung thư đại trực tràng Bệnh Huyết Áp Xương Khớp Sức khỏe tim mạch Bệnh Tiểu Đường Viêm Gan C Viêm Gan B Viêm Gan A Vitamin và Khoáng Chất

Sản phẩm nổi bật