Bác sĩ khuyên gì cho bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp?

23/10/2013

Để có thể chung sống hòa bình với bệnh tiểu đường và hạn chế đến mức tối thiểu những ảnh hưởng của cao huyết áp đến cuộc sống, bạn cần tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ để thay đổi lối sống của mình.:

 

Cao Huyết áp, tưởng quen mà lạ, tưởng bình thưởng nhưng nếu đã mắc phải thì dễ dẫn đến những di chứng nhất định, tạo thành các triệu chứng bệnh nguy hiểm như những biến chứng tim mạch, biến chứng thận, biến chứng mắt, hay như đặc biệt nguy hiểm là biến chứng não, tạo thành chứng tai biến mạch máu não mà nhiều người đã, đang và sẽ mắc phải, chỉ vì những thói quen không lành mạnh trong lối sống của mình.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, cao huyết áp thật ra không phải là không có cách điều chỉnh. Nếu đã không may mắc phải chứng bệnh này, chúng ta vẫn có thể tìm cách thỏa hiệp và chung sống hòa bình với nó. Còn nếu như bạn đang ở tình trạng sức khỏe ổn định, điều đó rất tuyệt vời, nhưng bạn cũng nên đọc bài viết này để điều chỉnh lại lối sống của mình để mãi mãi không bao giờ gặp nó.

Bởi trên thực tế những triệu chứng về cao huyết áp thường rất ít khi biểu hiện ra bên ngoài nên nguyên nhân phát sinh bệnh vẫn chưa được các nhà y học thống kê một cách rõ ràng. Tuy nhiên, qua rất nhiều nghiên cứu, thực nghiệm, người ta nhận thấy rằng bệnh này dễ xảy ra hơn với những người béo phì, tiểu đường hoặc là nghiện rượu. Do đó để có thể chung sống hòa bình với bệnh tiểu đường và hạn chế đến mức tối thiểu những ảnh hưởng của cao huyết áp đến cuộc sống, bạn cần tuân theo những chỉ dẫn sau của bác sĩ:

Ăn nhiều rau xanh, giảm mặn, tránh thực phẩm quá giàu năng lượng rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp

     1.   Đưa được huyết áp vế thấp hơn 140/90mmHg.

     2.   Thực hiện tốt các biện pháp điều trị không dùng thuốc và có dùng thuốc

     3.   Để thực hiện điều 1, bạn cần điều trị các bệnh lý khác đi kèm theo, bao gồm

  • Giữ cân nặng ở mức ổn định, vì béo phì rất dễ dẫn đến chứng cao huyết áp.
  • Chế độ ăn ít muối, nhiều rau xanh, hạn chế mỡ động vật, đạm động vật  và các thực phẩm giàu cholesterol.
  • Không ăn quá ngọt kể cả khi không bị tiểu đường.
  • Bỏ thuốc lá và rượu bia, chất kích thích.
  • Lối sống lành mạnh, tinh thần thoải mái, tránh tối đa những stress trong công việc và cuộc sống.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên nâng cao thể chất.

    4.   Đo huyết áp thường xuyên. Thực tế là, không phải ai cũng có thể thay đổi được thói quen sinh hoạt của mình, cũng như có thể tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng đúng như sự tư vấn của bác sĩ. Vậy thì, việc đo huyết áp định kì thường xuyên để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình là điều rất quan trọng đối với bệnh nhân cao huyết áp. Bạn có thể dễ dàng theo dõi huyết áp của mình bằng các thiết bị đo huyết áp tiện dụng tại nhà mà không cần phải đến phòng khám hay bệnh viện.

 

Tags : bệnh tiểu đường | benh tieu duong | máy đo đường huyết | may do duong huyet | que thử đường huyết | que thu duong huyet |

Tin tức nổi bật

Chủ đề HOT

Bệnh Ung Thư Tuyến Tiền Liệt Cảm - Xốt - Ho Covid Bệnh Ung Thư Gan Bệnh HIV Bệnh ung thư đại trực tràng Bệnh Huyết Áp Xương Khớp Sức khỏe tim mạch Bệnh Tiểu Đường Viêm Gan C Viêm Gan B Viêm Gan A Vitamin và Khoáng Chất

Sản phẩm nổi bật